Hệ thống chống bó cứng phanh ABS là một hệ thống rất hữu ích. Làm sao để có thể phát huy tối đa công dụng của nó? Khi sử dụng thì thường có những vẫn đề gì? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Xem nhanh
Hệ thống chống bó cứng phanh ABS là gì?
Chống bó cứng phanh ABS (hay còn gọi Anti-Locking Brake System) – có thể hiểu đơn giản là hệ thống chống bó cứng phanh. Đây là tính năng an toàn chủ động được trang bị trên ô tô. Hệ thống giúp giảm thiểu tối đa tổn thất và bảo đảm an toàn cho người sử dụng.
Hệ thống chống bố cứng phanh ra mắt tại Mỹ những năm cuối thập niên 1970. Đây được coi là thiết bị an toàn có khả năng giảm đáng kể số vụ tai nạn giao thông. Thông qua các cuộc thử nghiệm, ABS cho thấy sự hiệu quả và cần thiết cho các xe trong thời điểm hiện tại.
Những xe có ABS sẽ có đèn tín hiệu trên bảng điều khiển. Nếu sau khi bật chìa khóa trong khoảng 3 giây, thì bạn cần phải tìm hiểu nguyên nhân và điều chỉnh.
Cấu tạo của hệ thống chống bó cứng phanh ABS
Nếu không để ý đèn ký hiệu thì khó có thể biết được xe bạn có trang bị ABS hay không. Nhưng đa số những xe hiện nay đều đã được trang bị hệ thống này.
Hệ thống ABS bao gồm bộ xử lý và 4 cảm biến tốc độ. Bao gồm: gồm ECU (bộ phận điều khiển thủy lực), bộ điều khiển chống bó cứng phanh, đèn cảnh báo ABS, bộ cảm biến bánh trước/bánh sau ô tô, thiết bị điều áp… Có rất nhiều loại hệ thống phanh ABS như hệ thống phanh ABS khí nén hay thủy lực…
Nguyên lý làm việc của ABS
Hệ thống này hoạt động theo nguyên tắc xử lý các thông tin từ cảm biến trước và sau bánh xe. Khi người điều khiển phương tiện phanh gấp, CPU sẽ nhận diện xem tốc độ quay của các bánh. Kiểm tra xem một hay nhiều bánh có chậm hơn những bánh còn lại hay không. ABS giúp bánh xe ô tô không bị bó cứng nhờ việc tác động lên đĩa của bánh xe.
Không chỉ phát hiện các bánh quay chậm, hệ thống cũng phát hiện đối với những bánh quay quá nhanh. CPU sẽ tự nhận diện và sau đó tác động lực trở lại để chắc chắn quá trình hãm phanh không xảy ra vấn đề gì.
Những lưu ý khi sử dụng xe ô tô có hệ thống chống bó cứng phanh ABS
Kiểm tra tình trạng vận hành của ABS
Khi ngồi vào ghế lái, hãy nhìn vào đèn báo tình trạng vận hành của ABS để kiểm tra hệ thống này có đang hoạt động ổn không. Duy trì thao tác này trở thành thói quen của bạn.
Sau khi xe chạy một đoạn, đèn báo tình trạng vận hành của ABS sẽ tắt nếu hệ thống này đang hoạt động ổn định. Nếu đèn tiếp tục sáng và nhấp nhánh thì hệ thống đang có lỗi. lúc này công dụng của ABS đã bị vô hiệu hóa. Lái xe hãy tiếp tục điều khiển xe như bình thường. Sau đó mang xe tới trung tâm sửa chữa càng sớm càng tốt để khắc phục lỗi hệ thống ABS.
Nắm rõ công dụng của hệ thống
Nhiều người nghĩ rằng công dụng chủ yếu của hệ thống ABS là rút ngắn quãng đường phanh. Công dụng hàng đầu của chống bó cứng phanh ABS là hỗ trợ người điều khiển xe kiểm soát được hướng lái khi phanh gấp. Đồng thời hạn chế hiện tượng xe bị trượt đi khi phanh. Hãy nắm rõ công dụng của hệ thống này để sử dụng nó hiệu quả, tránh nhầm lẫn.
ABS thực ra vẫn còn là công nghệ mới mẻ và xa lạ với khá nhiều người sử dụng xe ô tô. Nhiều người chưa thực sự nắm bắt được cách sử dụng hệ thống này, vì vậy ngay cả khi có ABS, lái xe vẫn cần nắm kỹ thuật phanh đúng cách. Hạn chế việc ỷ lại vào hệ thống phanh ABS.
Một số phụ kiện ô tô có thể bạn quan tâm
Xem thêm:
Trên đây là bài viết về hệ thống chống bó cứng phanh ABS trên ô tô. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài viết của chúng tôi. Chúc các bạn luôn lái xe an toàn và hẹn gặp lại trong các bài viết tiếp theo.